Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến

MX Đặng Văn Học

Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được thành lập tại trại Cửu Long, Thị Nghè, Gia Định vào đầu tháng 9 năm 1961. Hai trong 4 Đại đội tác chiến được huấn luyện tại Cam Ranh (căn cứ của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến). Sau khi hoàn tất việc thành lập và huấn luyện, Tiểu đoàn di chuyển ra đồn trú tại trại Hoàng Hoa Thám nằm 2 bên đường Lê Lợi, Vũng Tàu vào đầu tháng 3 năm 1962. Hậu cứ Tiểu đoàn được chia làm 2 khu vực: A và B.

Người anh cả của Tiểu đoàn là Đại uư Bùi Thế Lân, nguyên Tham mưu trưởng Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Do vậy nên khi đứng ra thành lập Tân Tiểu đoàn, anh có nhiều quyền hạn để chọn lựa các sĩ quan và hạ sĩ quan nên Tiểu đoàn đă sớm trở thành một trong các Tiểu đoàn tác chiến xuất sắc nhất.

Thành phần của Ban tham mưu ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn gồm:

- Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Bùi Thế Lân
- Tiểu đoàn phó: Đại uư Nguyễn Văn Nho
- Đại đội trưởng Đại đội 1: Trung úy Nguyễn Thành Trí
- Đại đội trưởng Đại đội 2: Trung úy Trần Văn Hoán
- Đại đội trưởng Đại đội 3: Trung úy Trương Văn Nhất
- Đại đội trưởng Đại đội 4: Trung úy Tôn Thất Soạn
- Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy: Đại úy Trần Hương Trung

Ban Tham mưu:

- Trưởng ban 1 (kiêm chỉ huy Hậu cứ mỗi khi đơn vị công tác): Chuẩn úy Đặng Văn Học.
- Trưởng ban 2 và 5: Thiếu úy Nguyễn Hữu Hạnh
- Trưởng ban 3: Trung úy Phan Văn Anh
- Trưởng ban 4: Trung uư Nguyễn Đức Hậu
- Sĩ quan Tiếp liệu: Chuẩn úy Lê Chí Hiếu
- Sĩ quan Truyền tin: Chuẩn úy Vũ Đ́nh Kích
- Y sĩ trưởng: đầu tiên là Y sĩ Trung úy Chấn (chỉ về đơn vị một thời gian rất ngắn), sau đó là Y sĩ Trung úy Nguyễn Đức Thành, tiếp nối là Y sĩ Trung úy Phạm Cửu đến Y sĩ Trung úy Trương Bá Hân (chết trong trận B́nh Giả).

Chức vụ sĩ quan An ninh Tiểu đoàn khi mới thành lập là Trung úy Trương Văn Nhất, Đại đội trưởng Đại đội 3 kiêm nhiệm.

Sau khi di chuyển toàn bộ Tiểu đoàn ra đồn trú tại trại Hoàng Hoa Thám, Vũng Tàu, Tiểu đoàn được tiếp tục huấn luyện đặc biệt về kỹ thuật đổ bộ từ bờ lên tàu lớn ở ngoài khơi bằng lưới dây hoặc ngược lại từ ngoài khơi đổ bộ vào bờ. Tập xử dụng các phao cao su 18 tấn, Hors-bord tấn công các mục tiêu trong sông rạch... Tất cả các phương tiện từ tàu bè đến chiến xa đổ bộ cũng như phao 18 tấn, Hors-bord...đều được Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trang bị và cố vấn việc huấn luyện.

Sau đó Tiểu đoàn làm lễ xuất quân vào ngày 1/7/1962 dưới sự chứng kiến của Trung tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tiểu đoàn đă lên đường tăng phái cho Quân khu II, hành quân b́nh định tại tỉnh Phan Thiết.

Sau đây là các trận đụng độ và chiến đấu oanh liệt:

- 1963 Sóng t́nh thương (cùng chiến đấu với Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến) tăng phái cho Quân khu IV hành quân giải phóng Cà Mâu, Chương Thiện.

- 1964 Trận B́nh Giả: tăng phái Quân khu III, Tiểu đoàn đă đụng với 2 Trung đoàn Cộng sản Bắc Việt. Đây là trận chiến thứ hai (sau trận Đồng Xoài) mà quân chính quy Cộng sản Bắc Việt đă lộ diện ở chiến trường miền Nam Việt Nam ở cấp Trung đoàn và Sư đoàn. Tiểu đoàn đă được mô tả là gan dạ nhất, chiến đấu đến lúc không ai c̣n viên đạn nào trong người, nhiều chiến binh đă xử dụng lưỡi lê để đánh lại quân Cộng sản. Do đó mà toàn bộ ban chỉ huy Tiểu đoàn đă hy sinh ngay tại chiến trường gồm:

- Thiếu tá Nguyễn Văn Nho, Tiểu đoàn trưởng
- Đại úy Trần Văn Hoán, Tiểu đoàn phó.
- Y sĩ Trung úy Trương Bá Hân

Và 2 sĩ quan cố vấn nữa th́ phải. Tôi không nhớ tên v́ lúc đó tôi đang theo học khóa Sĩ quan căn bản Tổng quản trị tại trường Tổng Quản Trị, Bộ Tổng tham mưu. Trung tá Lê Nguyên Khang đă can thiệp với Bộ Tổng tham mưu bắt tôi phải tạm bỏ khóa học để trở về đơn vị lo cho Tiểu đoàn. Về đơn vị đầu tiên là lo cho các gia đ́nh tử sĩ và mất tích. Cái khó khăn nhất là luật sinh tử, ai cũng biết là sinh ở đâu khai sinh ở đó và chết ở đâu khai tử ở đó, nhưng vấn đề là ai kư giấy khai tử đây ? Tôi đi gặp Trung tá Khang và tŕnh bày vấn đề lên pḥng Tổng Quản Trị của Liên đoàn rồi tŕnh lên Bộ Tổng tham mưu. Sau đó tôi được chỉ định là Trưởng ban 1 kiêm sĩ quan hộ tịch của Tiểu đoàn. Có vậy trên pháp lư tôi mới được quyền kư trên giấy khai tử của những chiến sĩ tử trận và ghi bằng mực đỏ hàng chữ: CHẾT V̀ TỔ QUỐC. Tôi ghi lại số tổn thất của Tiểu đoàn (không được chính xác lắm):

- Chết: 11 Sĩ quan, 18 Hạ sĩ quan, 83 Binh sĩ. Tổng số 112 người.
- Mất tích: 2 Sĩ quan, 1O Hạ sĩ quan, 7O Binh sĩ. Tổng cộng 82 người.
- Bị thương: 5 Sĩ quan, 15 Hạ sĩ quan, 1OO Binh sĩ. Tổng cộng 12O người.

Số 112 chết, 18 được thân nhân xin về mai táng - số c̣n lại 94 người được chôn cất vào một khu đất phía sau Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp. Sau này tôi đă xin ciment và lấy đá ở trên núi xây 94 ngồi mộ này (có rào chung quanh) như một khu nghĩa trang, đặt một mộ đá ghi rơ: “Nơi an nghỉ của 94 Anh Hùng Tử Sĩ của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến hy sinh trong trận B́nh Giả ngày 31-12-1964”.

V́ được quyền kư trên giấy khai tử nên tôi đă tŕnh bày và được sự đồng ư của Trung tá Khang nên đă khai tử chết vào ngày 01-01-1964 để mỗi gia đ́nh tử sĩ và mất tích được hưởng thêm 1 tháng lương và 12 tháng tử tuất hoặc trợ cấp mất tích.

Tôi cũng nói thêm là người dân xă B́nh Giả và đặc biết là 1 ông Cha Xứ mà tôi không nhớ tên đă cứu rất nhiều anh em khi Tiểu đoàn tan ră, nhất là các anh em bị thương đă được người dân xă B́nh Giả nuôi ăn và săn sóc. Tôi rất khâm phục tinh thần chống Cộng tại xă này (v́ là người Công Giáo ghét Cộng sản).

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được tổ chức theo Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (tứ chế) và đặc biệt được trực tiếp trang bị và tiếp vận như Quận đội Hoa Kỳ vậy.

Sơ đồ tổ chức Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

A. Quân số lư thuyết:

- Sĩ quan : 36
- Hạ Sĩ quan : 112
- Binh sĩ : 789
* Tổng cộng : 937

Quân số thường được thay đổi theo cấp số sửa đổi. Quân số đặc biệt của Thủy Quân Lục Chiến nhiều khi được bổ sung cao hơn bảng cấp số. Binh sĩ cũng như Hạ sĩ quan và Sĩ quan trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đều được tuyển chọn và tuyển mộ có tính cách t́nh nguyện chứ không phải quân dịch hay từ các đơn vị khác thuyển chuyển đến. Có một thời kỳ, một thanh niên muốn gia nhập Thủy Quân Lục Chiến phải có chiều cao 1m70 (trước 1963). Trước năm 1963, quân trang Thủy Quân Lục Chiến (rằn ri) loại nylon màu rất nổi. Quân số được phép thực hiện chỉ có giới hạn, số thanh niên t́nh nguyện lại rất ưa thích binh chủng này rất nhiều nên phải tuyển chọn kỹ hơn.

Sau trận B́nh Giả, Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục lập được rất nhiều chiến công trong các trận:

- 1968 Mậu Thân - Tiểu đoàn đă đánh tan 1 Trung đoàn Cộng sản đă trấn giữ Trại Cổ Loa và mấy Trại lân cận ở G̣ Vấp. Sau Saigon, Tiểu đoàn được Không vận ra tái chiếm Thành Nội, Huế và góp phần trong việc hạ được lá cờ Mặt Trận Giải Phóng đă bay trên Cổ Thành hơn 1 tháng trong dịp Tết Mậu Thân.

- 1970 - Hành quân qua Kampuchea đă giải tỏa được tỉnh Prayveng mang lại an ninh và trật tự cho tỉnh này.

- 1971 - Trận Hạ Lào, Lam Sơn 719. Tiểu đoàn hầu như bị thất bại nặng nề cùng với các Quân binh chủng khác v́ những kế hoạch mà bàn cờ chính trị đă được sắp xếp trước.

- 1972 - “Mùa Hè Đỏ Lửa” tại vùng hỏa tuyến, Tiểu đoàn đă lập được nhiều chiến công liên tiếp cho đến các trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị cùng các cuộc đẩy lui địch tại Cửa Việt sau Hiệp định Paris tháng 1/1973.

B. Trang bị:

Quân trang, quân dụng cũng như vũ khí đều được trang bị trực tiếp bởi Quân đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (qua ban Tham mưu Cố vấn).

Đặc biệt về phương tiện:

- 12 xe Jeep
- 1 Jeep Hồng Thập tự
- 6 Remorques
- 2 Citernes nước
- 4 Dodge 4x4
- 2 Dodge 6x6
- 4 GMC

C. Tuyên dương công trạng:

Qua các cuộc hành quân lớn mà Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến đă lập được nhiều chiến công hiển hách nên đă được 4 lần tuyên dương công trạng trước Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và được trao tặng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.

Được mang dây Biểu Chương với màu vàng + đỏ, Quân công Bội tinh.

Danh sách các Tiểu đoàn trưởng, từ ngày thành lập đến 30-4-1975 (thời gian có thể sai lệch về ngày tháng).

- 1961-1963 : Đại úy Bùi Thế Lân
- 1963 : Đại úy Lê Hằng Minh
- 1963-1964 : Thiếu tá Nguyễn Kiên Hùng
- 1964 : Đại úy Nguyễn Văn Nho
- 1965 : Đại úy Nguyễn Thành Trí
- 1968 : Thiếu tá Đỗ Đ́nh Vượng
- 1969-1971 : Thiếu tá Vơ Kỉnh
- 1972 : Trung Tá Trần Xuân Quang
- 1973 : Trung tá Nguyễn Đằng Tống
- 1974-1975 : Thiếu tá Trần Ngọc Toàn
- 1975: Thiếu tá Đinh Long Thành

Huy hiệu của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến do chính tôi nhờ vẽ một trong hai mẫu là “Ḱnh Ngư” và “Khủng Long”, trong thời gian Vơ Kỉnh làm Tiểu đoàn trưởng. Huy hiệu này được gởi lên Pḥng 3 Bộ Tư lệnh và được chọn lấy huy hiệu là “Ḱnh Ngư”.

V́ Tiểu đoàn đồn trú ở ven biển, vả lại loại “Cá Ḱnh” là loài cá có hạng trong các loài cá nên được mô tả là loại cá dữ nhất.

 


Hồi Kư

Tiến tŕnh thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống T́nh Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu